Tiên Nguyễn cho biết cô đã tự cách ly ở Anh sau khi trở về từ Milan (Italy). Ảnh chụp màn hình.
Tối muộn ngày 6/3, Việt Nam công bố N.H.N (trú tại Hà Nội) là bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17. Giữa tháng 2, người này có qua Anh, Pháp, Italy chơi.
Do có thông tin Tiên Nguyễn là bạn bè với N.H.N, nhiều người nhắn tin hỏi thăm cô qua mạng xã hội.
Sau khi nhận được nhiều lời khuyên, Tiên Nguyễn quyết định tự cách ly và đi kiểm tra sức khỏe.
Việc con gái đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn chủ động phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus corona nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng mạng.
Trong khi đó, 2 fashionista Việt Nam cũng tham dự Tuần lễ thời trang ở Italy, Pháp giữa tháng 2 là Châu Bùi và Khánh Linh The Face.
Sau khi về Việt Nam, Châu Bùi đã đi cách ly tập trung theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Những ngày qua, cô liên tục chia sẻ hình ảnh bữa ăn, cũng như tập thể dục trong khu cách ly ở TP.HCM.
Tối 6/3, cô gái sinh năm 1997 kêu gọi những người từng đi nước ngoài hoặc tiếp xúc với trường hợp nghi nhiễm Covid-19 nên tự giác khai báo với Bộ Y tế.
"Chúng ta phải thật mạnh mẽ, khai tờ khai chính xác. Nếu có biểu hiện hoặc từng tiếp xúc qua người nhiễm bệnh trong 14 ngày, hãy tự động khai báo cho Bộ Y tế", 9X viết.
Trong khi đó, Khánh Linh vẫn còn ở Pháp, chưa về Việt Nam. Viết trên trang cá nhân, người mẫu 25 tuổi cho biết cô sẽ tự cách ly tại nhà trong 14 ngày sau khi về đến Việt Nam.
![]() ![]() |
Tiên Nguyễn chụp ảnh trong thời gian ở Italy tham dự Tuần lễ thời trang Milan. Ảnh: Instagram NV. |
Tiên Nguyễn (Nguyễn Thảo Tiên, sinh năm 1996) là con gái của đại gia hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn và diễn viên Thuỷ Tiên.
Không chỉ là rich kid có cuộc sống sang chảnh, Tiên Nguyễn còn có tiếng trong lĩnh vực thời trang. 9X thường xuyên góp mặt tại những show diễn của các nhà mốt đình đám trên thế giới và tham gia các tuần lễ thời trang.
Khi bà Yên có kết quả dương tính với Covid-19, cả gia đình bà cùng thu xếp tư trang, ‘rồng rắn’ chuyển vào khu cách ly.
" alt=""/>Tiên Nguyễn tự cách ly ở Anh sau khi từ Italy trở vềNằm ở vùng Khabarovsk xa xôi hẻo lánh, cách biển Okhotsk chừng 600 km về phía tây nam, cách Yakutsk chừng 570 km về phía đông nam là khối núi Kondyor Massif thuộc lãnh thổ của Nga.
Đó là một khối núi hình tròn với đường kính 8 km, nhô cao 600m và lớn gấp 7 lần so với miệng hố thiên thạch ở Arizona, Mỹ. Từ trên cao nhìn xuống, Kondyor Massif giống như núi lửa cổ đại.
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy trông cấu trúc địa chất này "không giống bất cứ thứ gì khác trên thế giới". Trong khi đó, người dân bản địa cho rằng đó là "vòng tròn thiêng liêng".
Theo các chuyên gia, nguyên nhân tạo nên hình dáng đặc biệt của khối núi là do mắc ma (magma) nóng chảy từ đá núi lửa kết tinh bên dưới mặt đất cách đây hơn một tỷ năm đã tạo nên hình tròn hoàn hảo.
Đối với những người trong ngành khai thác mỏ, họ gọi là "núi kho báu" bởi nó chứa rất nhiều kim loại quý, bao gồm cả quặng bạch kim, vàng, cũng như nhiều loại quý hiếm khác.
Những dòng suối nhỏ tỏa từ vành núi chứa các mỏ bạch kim ở dạng tinh thể, thỏi và hạt cùng vàng cũng như nhiều kim loại quý khác. Một số tinh thể có cạnh tròn, còn số khác lại sắc cạnh.
Lượng khai thác bạch kim tại Kondyor Massif lên tới 4 tấn mỗi năm. Đây cũng là nơi tập trung nhiều tinh thể bạch kim phủ vàng rất quý hiếm và có chất lượng tốt nhất thế giới. Các tinh thể bạch kim từ khối núi Kondyor Massif từng xuất hiện lần đầu tại triển lãm "Đá quý và khoáng sản" ở Mỹ vào năm 1993.
Nếu là người ưa khám phá, du khách chỉ có thể chiêm ngưỡng khối núi Kondyor Massif đặc biệt này từ xa, tại thành phố Khabarovsk cách nó chừng 1.100 km. Hiện tại đây chưa có cơ sở hạ tầng du lịch và muốn ghé thăm khu vực này, bạn cần xin được giấy phép đặc biệt từ chính phủ nước sở tại.
TP.HCM vừa ra văn bản tạm ngưng hoạt động rạp chiếu phim, massage, karaoke, quán bar...trên địa bàn để phòng dịch Covid-19, các hàng quán cũng nhanh chóng chấp hành.
" alt=""/>'Núi kho báu' chứa nhiều quặng bạch kim, vàng và kim loại có giá trị caoThực tế bao năm nay, thói quen của nhiều người đã quen từ trong bữa cơm của gia đình Việt Nam, quen cách dùng chung một chén gia vị: nước mắm, nước tương, hay cả tương ớt. Và cứ thế cả nhà cùng chấm.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thúy Oanh - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - Nội soi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park chia sẻ tại Hội thảo Tầm soát Vi khuẩn HP đề phòng ung thư dạ dày, ngày 1/7/2017, việc có thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" đều có thể làm lây vi khuẩn HP- một loại vi khuẩn có nguy cơ dẫn người nhiễm bệnh đến ung thư dạ dày.
![]() |
Dùng chung một chén chấm là một trong số những nguồn lây nhiễm vi khuẩn |
Ngoài ra, trước khi biết đến virus Corona đang gây khủng hoảng toàn nhân loại có thể lây qua đường giọt bắn của nước bọt đường miệng, thì các thói quen “chung đụng” khác, bao gồm cả thói quen sử dụng son môi chung của các bạn gái, cũng là “đường truyền” dẫn vi khuẩn, virus gây bệnh đau miệng.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đã đến lúc người Việt phải hạn chế những thói quen xấu trong sinh hoạt, có nguy cơ hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt trong những bữa cơm gia đình quây quần, khi gắp thức ăn cho nhau, chỉ nên sử dụng một đôi đũa chung không thuộc về ai để gắp. Không dùng đũa đang ăn của mình gắp cho người khác. Càng tuyệt đối không nên chấm chung trong một chén nước mắm, nước tương. Trước mỗi bữa ăn, cần chuẩn bị sẵn mỗi người một chén chấm nhỏ hơn, của ai nấy chấm.
![]() |
Cần chuẩn bị sẵn mỗi người một chén chấm khi ăn |
Thói quen mới dùng chén chấm riêng này đang được khuyến khích xây dựng xuất phát từ trong nhu cầu cấp thiết phải giữ khoảng cách an toàn về vệ sinh, ăn uống, trước tốc độ lây lan của dịch bệnh Covid-19. Nhưng hy vọng lâu dần từ thói quen mới, sẽ trở thành nét văn hóa mới và được duy trì cả trong đời sống bình thường. Đó là nét đẹp văn hóa càng tô đậm thêm không khí ấm cúng, gắn bó tình thân mà không kém phần văn minh của bữa ăn gia đình Việt.
Từ bỏ những thói quen xấu khác
Bắt tay sau nhậu, hoặc gào vào điện thoại trong thang máy, đi vệ sinh xong quên không rửa tay …, đó là những thói quen còn “ít văn minh” nhưng khá phổ biến trong đời sống thường ngày của chúng ta, trước khi xảy ra đại dịch.
Nhiều người trong số chúng ta vẫn vô tình xem các thói quen này vô thức đã là một phần của đời sống và không hề nhận ra nó có thể gây hại cho sức khỏe, chưa nói đến tổn hại môi trường sinh hoạt chung, là biểu hiện của ứng xử kém văn minh ở nơi công cộng.
Lời khuyên của nhà dịch tễ học khiến chúng ta giật mình nhìn lại và nhận ra: Đã đến lúc nhiều thói quen cần phải thay đổi!
Châu Bút
" alt=""/>Dịch Covid